Tiêm phòng Covid 19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi

 Bộ Y tế vừa ra quyết định tiêm phòng Vaccine Covid 19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Bố mẹ cần lưu ý 5 điều về sử dụng Vaccine cho con nhé.

Tại sao phải tiêm phòng Covid 19 cho trẻ em?

Chúng ta vẫn  nghĩ rằng, khi trẻ em bị nhiễm Covid 19, thường biểu hiện nhẹ và không có nguy chuyển biến nặng. Nhưng thực tế, Virus biến đổi liên tục và gây ra các nguy cơ khó lường. Đặc biệt trên thực tế gần đây, biến chủng Delta hoành hành tại TP Hồ Chí MInh, rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện điều trị.

Vaccine Covid 19 không chỉ có tác dụng phòng ngừa nhiễm bệnh với các nguy có nhập viện và tử vong, mà còn giúp Trẻ em được trở lại với các hoạt động bình thường.

Ngày 14/10, Bộ Y Tế cho phép mở động đối tượng tiêm phòng cho trẻ từ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ cao xuống thấp.

Công văn BYT về tiêm phòng Vaccin Covid 19 cho trẻ 12-17 tuổi.

Công văn BYT về tiêm phòng Vaccin Covid 19 cho trẻ 12-17 tuổi.

Có nên tiêm vaccine cho trẻ đã từng nhiễm Covid 19 hay không?

Sau khi trẻ bị nhiễm Covid, cơ thể sẽ có 1 lượng kháng thể nhất định. Tuy vậy, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian. Để làm tăng mức độ và kéo dài khả năng, nên cho trẻ tiêm Vaccine Covid 19 nếu trẻ đã từng nhiễm Virus này.

Khi tiêm vaccine Covid 19, trẻ có thể gặp tác dụng phụ gì?

Trong một vài ngày đầu, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ từ mức độ nhẹ đến trung bình. Đây là dấu hiệu cơ thể trẻ đang đáp ứng với Vaccine và tạo nên kháng thể, tấm khiên ngăn chặn virus xâm nhập vào cơ thể.

  • Tại vị trí tiêm: đau, sưng tấy, ửng đỏ.
  • Toàn thân: ớn lạnh, sốt, vã mồ hôi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chày…
  • Một số trường hợp, có thể xuất hiện sưng đau các hạnh bạch huyết vùng nách, cổ.
  • Một số trẻ cũng có thể bị phát ban đỏ, sung, ngứa, đau ở vị trí tiêm, vẫn được gọi là “cánh tay Covid”.

Đây là phản ứng bình thường, bạn hãy tiếp tục cho bé tiêm liều thứ 2 để được bảo vệ tối đa.

Một số trường hợp sẽ không gặp các tác dụng phụ, và bố mẹ cũng yên tâm về khả năng bảo vệ của Vaccine với con mình nhé.

Sau khi tiêm vaccine, cần phải xử trí như thế nào?

  • Để giảm đau, giảm khó chịu tại vị trí tiêm, đắp khăm ẩm, mát, sạch lên vị trí tiêm. Nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay.
  • Nên uống nhiều nước, nước trái cây, nước khoáng… hoặc bổ sung vitamin cho cơ thể chống lại mệt mỏi sau tiêm. Mặc đồ thoáng mát, nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
  • Nếu sốt cao hay cần giảm đau, có thể cho trẻ uống Paracetamol được chia liều theo cân nặng của trẻ.

Nếu trẻ đang được điều trị bệnh khác, nên cho trẻ tiếp tục uống thuốc theo chỉ định của Bác sỹ một cách bình thường.

Các trường hợp quan trọng, cần phải đến các cơ sở Y tế gặp Bác sỹ.

  • Sau khi tiêm 1 ngày, các phản ứng tại vị trí tiêm trở nặng hơn.
  • Bất cứ tác dụng phụ nào mà bố mẹ cảm thấy nặng lên hoặc không hết sau vài ngày.
  • Các phản ứng sốc phản vệ, thường xảy ra sau khi tiêm trong vòng 30 phút: Trẻ thấy khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban khắp cơ thể hoặc chóng mặt, mệt mỏi.
  • Các phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng. Thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau tiêm vaccine. Trẻ có thể bị phát ban, sứng tấy hoặc khò khè.

Các trường hợp sốc phản vệ, các phản ứng dị ứng tức thì không nên tiêm thêm liều thứ 2.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhà thuốc Đức Lan

Tẩy tế bào chết và những điều cần biết